Kính hiển vi soi nổi tự động lấy nét là một loại thiết bị khoa học không còn quá xa lạ với chúng ta, nó xuất hiện trong các phòng thí nghiệm, giảng đường và thậm chí qua những chương trình khoa học trên tivi cũng có đề cập đến.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được một cách chi tiết về thiết bị này vì hầu như mọi người chỉ có những thông tin về kính hiển vi ở mức biết chứ chưa thật sự hiểu về nó. Vì vậy, qua bài viết này, Cholab sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thể, hữu ích hơn về kính hiển vi và đặc biệt là hướng dẫn sử dụng kính hiển vi một cách chi tiết để mọi người có thể hiểu hơn cũng như sử dụng được thiết bị này khi cần thiết.
KÍNH HIỂN VI LÀ GÌ?
Kính hiển vi được hiểu là thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được.
Thiết bị này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn với độ phóng đại lên từ 40 – 3000 lần.
Hình ảnh hiển vi của vật thể sẽ được phóng đại thông qua nhiều thấu kính, hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông góc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi, tên tiếng anh là microscopy.
Đối với kính hiển vi, khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải.
CÔNG DỤNG CỦA KÍNH HIỂN VI
Kính hiển vi được dùng để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gồm vi sinh, vi điện tử, nanophysics, công nghệ sinh học, nghiên cứu dược phẩm,…
Đối với lĩnh vực sinh học, thiết bị này được dùng để phóng đại các mẫu sinh học mà mắt thường không thể nhìn thấy được, tế bào động vật, thực vật, vi khuẩn có kích thước cực kỳ nhỏ. Những hình ảnh soi này được sẽ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Kính hiển vi soi nổi được dùng để phóng đại các bo mạch, linh kiện điện tử giúp những người thợ sửa chữa có thể nhìn thấy những chi tiết nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Được ứng dụng nhiều trong sửa chữa điện tử, điện thoại,..
Trong lĩnh vực y học, thiết bị này được dùng để quan sát và tìm ra các tế bào trong cơ thể, đồng thời quan sát các chất xúc tác với nhau
Trong lĩnh vực khảo cổ, thiết bị này được dùng với mục đích quan sát các loại đồ cổ để xác định đồ cổ thật
CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI
Kính hiển vi được thiết kế với nhiều loại, mỗi loại sẽ có những cấu tạo khác nhau để phù hợp với chức năng nhưng nhìn chung, hầu hết chúng đều có cấu tạo chung như sau:
Hệ giá đỡ: Bộ phận này của Kính hiển vi soi độ nhám bề mặt bao gồm:
Bệ máy
Thân máy
Revonve mang vật kính
Bàn để tiêu bản
Kẹp tiêu bản
Hệ phóng đại: Bộ phận này bao gồm:
Thị kính: Đây là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát. Người quan sát sẽ đặt mắt vào và soi kính. Thị kính có 2 loại là ống đôi và ống đơn.
Vật kính: Bộ phận này được xem là bộ phận không thể thiếu của kính hiển vi. Vật kính có 3 độ phóng đại là x10, x40, x100.
Hệ thống chiếu sáng: Bao gồm các bộ phận:
Nguồn sáng
Màn chán trong quang tụ với chức năng điều chỉnh lượng sáng đi qua tụ quang
Tu quang: bộ phận này dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng lường ánh sàng vào tiêu bản cần quan sát
Hệ thống điều chỉnh: Bao gồm các bộ phận:
Ốc vĩ cấp
Ốc vi cấp
Ốc điều chỉnh lên xuống
Ốc điều chỉnh độ tập trung sáng
Núm điều chỉnh màn chắn
Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản